-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hiện nay các sản phẩm collagen trên thị trường được chiết xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu là xương và da heo, bò hay các loại động vật trên cạn khác. Đây là nguồn nguyên liệu phổ biến nhất nên giá thành của các loại collagen này cũng rất cạnh tranh. Tuy nhiên những loại collagen này cũng có một số nhược điểm như: chứa nhiều chất béo (khả năng gây mập), cấu trúc phân tử lớn nên khó hấp thụ và có nguy cơ nhiểm khuẩn với khả năng truyền bệnh cao do sự lây nhiễm từ nguồn nguyên liệu da dùng trong sản xuất. Đặc biệt collagen từ da bò (bò non mới sinh) phải qua một quá trình kiểm tra gắt gao để phòng ngừa bệnh bò điên.
Sự an toàn của sản phẩm khi sử dụng, sản phẩm được kiểm nghiệm và đánh giá lâm sàng tại cơ quan hoặc tổ chức có uy tín trên thế giới trong cùng lĩnh vực, sinh khả dụng và độ tinh khiết được xem như là 4 yếu tố then chốt cho một sản phẩm collagen thủy phân. Các yếu tố này bị ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nguyên liệu dùng trong quá trình sản xuất collagen thủy phân. Vì tầm quan trọng của chất lượng nguồn nguyên liệu, các nhà máy sản xuất collagen đều rất chú trọng trong khâu kiểm soát nguyên liệu đầu vào nhằm hạn chế rủi ro khi sản xuất ra các sản phẩm collagen có hàm lượng tạp chất nhiều, sinh khả dụng thấp hay đặc biệt là có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người sau khi sử dụng. Thông thường nguồn nguyên liệu xương hay da từ bò, heo và các loại động vật khác là điều vượt quá tầm kiểm soát của các nhà máy sản xuất collagen do nguồn nguyên liệu này được lấy từ một hay nhiều nhà máy giết mổ động vật khác để làm thực phẩm và xương hay da là phụ phẩm. Vì là phụ phẩm nên các yếu tố về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được đánh giá hay thực thi không đúng mực và tăng khả năng truyền bệnh tới người sử dụng sản phẩm collagen.
Hiện nay, ngoài các loại collagen được chiết xuất từ các động vật trên cạn thì còn có loại collagen được chiết xuất từ da cá biển (hay còn gọi là Marine Collagen) để sản xuất ra collagen thủy phân. Với khối lượng phân tử siêu nhỏ từ 1000-3000 DA, collagen thủy phân từ nguồn cá biển cho khả năng hòa tan tốt hơn trong cả nước nóng và lạnh, tăng khả năng hấp thụ collagen vào cơ thể và tăng sinh khả dụng khi so sánh với collagen được sản xuất từ nguồn xương và da của bò và heo.
Tuy nhiên sản phẩm collagen từ nguồn cá biển lại đối mặt với các vấn đề liên quan tới chất lượng của thành phẩm cuối cùng, nguyên nhân là nguồn nguyên liệu da cá biển được thu gom từ nhiều loài cá biển khác nhau, dẫn tới sự không đồng nhất trong thành phần chuỗi amino acid (thành phần cốt lõi tạo nên collagen) do mỗi loài có thành phần chuỗi amino acid riêng biệt. Khi dùng nguồn nguyên liệu không đồng nhất này sản xuất thì sẽ làm ảnh hưởng tới thành phần hóa học của collagen thủy phân thành phẩm được tạo ra, làm hạn chế khả năng hấp thụ và sinh khả dụng sau khi sử dụng. Điều đặc biệt cần quan tâm hơn khi sử dụng collagen từ nguồn cá biển là nguồn gốc của lô cá được đánh bắt dùng trong việc sản xuất, do là đánh bắt tự nhiên nên việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu và truy xuất nguồn gốc là rất khó khăn và phức tạp – cần có một quy trình quản lý chặt chẽ và được chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế uy tín như Hội Đồng Quản Trị Vùng Biển – Marine Stewardship Certificate (MSC). Hơn nữa là phải chứng minh được nguồn cá đánh bắt không có chứa dư lượng kim loại nặng dùng làm nguyên liệu sản xuất collagen như kẽm (Zn) gây ói mửa, mất nước, hôn mê, suy thận; chì (Pb) gây nhiễm độc thần kinh, tổn thương thận và vấn đề sinh sản; đồng (Cu) gây kích ứng nặng niêm mạc, tổn thương gan, kích thích dây thần kinh trung ương dẫn tới trầm cảm; Cadimi (Cd) gây loãng xương, gãy xương, các bệnh tim mạch và khả năng gây ung thư hay thủy ngân (Hg) gây rối loạn thần kinh, mất trí nhớ, giảm thị lực, mù vỏ não…
Ngoài yếu tố an toàn thực phẩm khi sử dụng thì khả năng hấp thụ và sinh khả dụng được xem như là hai yếu tố được đánh giá tiếp theo. Vì cá là loài máu lạnh, nên nhiệt độ cơ thể cá phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nơi chúng sinh sống, các loài cá biển thường có nhiệt độ cơ thể từ 5 – 25oC tùy thuộc vào môi trường biển. Nhiệt độ được xem như là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp lên sự hình thành và phát triển của các chuỗi amino acid, tạo thành những đặc tính riêng biệt cho từng loài sống từng khu vực khác nhau. Sự hấp thụ các chuỗi amino acid này đạt hiệu quả và sinh khả dụng cao nhất khi được dung nạp từ một sinh vật có cùng nhiệt độ cơ thể tương ứng. Tuy nhiên ai cũng biết rằng con người là loài máu nóng, với nhiệt độ cơ thể là 37oC; điều này có thể thấy rằng collagen từ nguồn cá biển không có khả năng được hấp thụ hoàn toàn và sinh khả dụng không đạt tới mức 100%. Điều này gây ra lãng phí về của cải, vật chất và thời gian khi sử dụng collagen thủy phân (có nguồn gốc từ cá biển) với hiệu quả không tối ưu và không nhanh như mong muốn.
COLLAGEN TỪ NGUỒN CÁ NƯỚC NGỌT BỀN VỮNG
Collagen thủy phân từ nguồn nguyên liệu da của cá nước ngọt đang được xem là loại collagen thế hệ mới nhất với các lợi ích vượt trội so với collagen sản xuất từ cá biển, do nguồn nguyên liệu cá được nuôi theo quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ và theo các tiêu chuẩn chất lượng nhất định từ khâu nuôi cá tới chế biến và thành phẩm. Ưu điểm nổi bật hơn hết là các loài cá nước ngọt được nuôi tại các khu vực xích đạo với nhiệt độ nước luôn trong khoảng từ 35 -40oC, điều này tạo ra nguồn nguyên liệu tối ưu cho sản xuất collagen thủy phân với khả năng dung nạp và sinh khả dụng tới cơ thể con người là tối đa.
Tại Việt Nam, đồng bằng sông Mekong là khu vực có diện tích nuôi cá Basa (pangasius hypophthalmus) nước ngọt lớn nhất thế giới. Nguồn nguyên liệu từ da cá Basa được đánh giá là đầy tiềm năng về cả số lượng và chất lượng cho việc sản xuất sản phẩm collagen thủy phân phục vụ cho ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm.
“Sản phẩm của Marigen được sản xuất từ 100% nguyên liệu da cá Basa nước ngọt bền vững và được kiểm soát gắt gao tại Việt Nam theo các tiêu chuẩn xuất khẩu của Mỹ, Châu Âu và Nhật”
Marigen Vietnam